Những câu hỏi thường gặp về cách xử lý sơn nước?

Dựa trên tổng hợp các câu hỏi thắc mắc về cách xử lý sơn nước thường gặp của khách hàng trong quá trình sử dụng sơn nước. Nhà máy sản xuất gia công sơn 365 xin đưa ra các câu hỏi và tư vấn cụ thể để quý khách hàng cùng tham khảo.
những câu hỏi vì sao
những câu hỏi vì sao

Dưới đây là những câu hỏi thắc mắc thường gặp trong quá trình sử dụng sơn nước như sau: 

1.Sơn là gì? Tại sao phải dùng sơn?

Sơn là một hỗn hợp đồng nhất trong đó có chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục có khả năng bám dính lên bề mặt vật chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo chất của mỗi loại sản phẩm. Sơn là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú và đa dạng, có đặc tính che phủ, bám dính được nhiều bề mặt khác nhau. Chính vì thế sản xuất sơn nước được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích:

+ Trang trí
+ Bảo vệ
+Các chức năng khác.

2.Sơn có những thành phần cơ bản nào?

Thành phần cơ bản của sơn bao gồm:

+ Chất kết dính (Chất tạo màng)
+ Bột màu/ bột độn.
+ Phụ gia
+ Dung môi

Chất kết dính (nhựa): là chất kết dính cho tất cả các bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng.
Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải thiện một số tính chất sản phẩm như: Tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng…
Các chất độn thường được sử dụng như: Carbonat Canxi, Kaolin, Talc…
Bột màu (Pigments): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột.
Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng tới một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…
Màu gồm 2 loại: Màu vô cơ và màu hữu cơ
– Màu vô cơ (Màu tự nhiên): Tone màu thường xỉn, tối (trừ dioxid Titan), cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
– Màu hữu cơ (Màu tổng hợp): Tone màu tươi (sáng), cho độ phủ thấp, độ bền màu thường thấp hơn màu vô cơ.
Phụ gia: là loại chỉ sử dụng với 1 lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất màng.
Dung môi: là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định lọai dung môi sử dụng.

3.Người ta sản xuất sơn như thế nào?

Để tìm hiểu sơn được sản xuất bằng cách nào, chúng ta hãy tìm hiểu qua sơ đồ công nghệ sản xuất sau đây:

Pre-mix: Đây là quá trình trộn sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều giúp cho quá trình nghiền đạt kết quả tốt.

Nghiền: là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm.

Letdown: là quá trình pha loãng, hoàn thiện sản phẩm.

Lọc: là quá trình lọai bỏ các tạp chất.

4.Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ?

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ như sau:

+ Sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sử dụng

+ Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn)

+ Quá trình tiến hành sơn

+ Chất lượng của sản phẩm sơn

Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng với tuổi thọ của lớp sơn phủ công trình.

5.Tại sao phải xử lý bề mặt?

Vì xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được (chất luợng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư) sẽ tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài, nền gạch hay kim loại cũng phải bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt.
Mỗi thao tác đúng đều làm tăng khả năng bảo vệ bề mặt thi công. Nếu xử lý không đúng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
Các giai đoạn trong xử lý bề mặt:

+ Loại bỏ tạp chất trên bề mặt: lớp sơn cũ, gỉ sét, dầu mỡ hay bụi bẩn…

+ Sửa chữa các khuyết tật bề mặt: trám trét các lỗ, tạo bề mặt bằng phẳng.

+ Lau sạch và khô.

6.Tại sao phải dùng sơn lót?

Sơn lót là lớp rất quan trọng, có các tác dụng sau:

+ Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.

+ Bảo vệ lớp sơn phủ không bí các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét… Như vậy, lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ.

xử lý sơn sao cho đúng
                                                                                                          xử lý sơn sao cho đúng

7.Sự lựa chọn và cách thực hiện lớp sơn lót như thế nào cho phù hợp?

Vì tính chất quan trọng của lớp sơn lót nên khi thi công lớp này phải đảm bảo toàn bộ bề mặt được sơn.

+ Đối với bề mặt bằng phẳng, không khuyết tật thì có thể sử dụng bất cứ loại dụng cụ để sơn, nhưng đối với bề mặt lồi lõm có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi công cho phù hợp. Ví dụ: Đối với bề mặt bêtông, có thể sử dụng rulô hay cọ để thi công nhưng đối với bề mặt kim loại nên dùng súng phun hay cọ.

+ Việc lựa chọn sơn lót cũng rất quan trọng. mỗi sản phẩm đều có sơn lót đi kèm với nó, tuy nhiên trong một số điều kiện nhằm tăng tính sử dụng người ta có thể sử dụng loại sơn lót thích hợp khác.

8.Sự lựa chọn sơn phủ và các phương pháp thi công?

Lớp sơn phủ phải có khả năng trang trí, chịu được điều kiện môi trường hay những yêu cầu đặc biệt khác. Vì vậy tùy theo yêu cầu công trình mà có sự lựa chọn sản phẩm cho đúng.

Các phưong pháp thi công sơn thủ công:
– Lăn sơn bằng trục lăn (rulô).
– Quét sơn bằng cọ
– Phun sơn bằng súng phun
– Trét sơn bằng dao ( lớp puty)
– Nhúng sơn

Các lựa chọn phương pháp thi công sơn phụ thuộc vào:
– Loại sơn
– Điều kiện bề mặt.

9.Sơn nội thất và sơn ngoài thất khác nhau như thế nào? Có cách nào phân biệt không ?

Sơn nội thất được sử dụng cho bên trong nhà, loại sơn này ít có khả năng chống rêu mốc, không chịu tác động môi trường. Sơn ngoại thất là loại sơn sử dụng cho bên ngoài, nó có năng chống rêu mốc, chịu được tác động của môi trường. Sơn ngoại thất là laọi sơn sử dụng cho bên ngoài, nó có khả năng chống rêu mốc, chịu được sự tác động của môi trường như nắng, mưa…

Nếu dùng sơn nội thất sơn cho bên ngoài sẽ xảy ra các hiện tượng như:

–       Màng sơn bị phấn hoá.

–        Màng sơn bị rêu mốc.

–       Màng sơn bị bay màu.

Trên bao bì của sản phẩm sơn đều có ghi rõ loại sơn (nội thất hay ngoại thất), vì vậy cách phân biệt là đọc kỹ bao bì.

10. Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Cách bảo quản như thế nào?

Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào chất lượng của sơn chứa trong thùng và điều kiện môi trường bảo quản.
Cách bảo quản như sau:

+ Để thùng sơn ở vị trí thẳng đứng. Nắp thùng sơn phải đậy kín.

+ Tồn trữ nơi thoáng mát. Tránh nơi có nhiệt độ cao.

NHÀ MÁY SƠN 365

Liên hệ ngay: 0936695151/0901587828

Sơn nước Hà Nội

Đọc thêm:

đặc điểm của sơn bóng, mịn, mờ

sự khác biệt giữa sơn ngoại thất và nội thất

Facebook

Miền Bắc: Miền Bắc KCN Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội

Miền Nam: Đường Nguyễn Thị Trọn, Khu CN Vĩnh Lộc A, TP HCM

Chọn chúng tôi, bạn chọn sự tin cậy và chất lượng. Hãy để chúng tôi giúp dự án của bạn trở nên xuất sắc hơn!

Bài viết liên quan
0936695151
Liên hệ